Nền sản xuất thông minh trong thời kỳ Industry 4.0 với việc tích hợp điện toán đám mây vào công nghệ vận hành

Máy tính công nghiệp Advantech hoạt động bền bỉ 24/7/365

Nền sản xuất thông minh trong thời kỳ Industry 4.0 với việc tích hợp điện toán đám mây vào công nghệ vận hành

Kỷ nguyên Industry 4.0 đang ở trước mắt chúng ta. Các nhà sản xuất đang gặp các thách thức lớn trong việc nâng cao năng suất lao động nhờ vào việc thiết lập các nhà máy thông minh. Với lợi thế từ các thiết bị và giải pháp máy tính công nghiệp, công nghệ tự động hóa máy móc nhà xưởng, tích hợp phần cứng, phần mềm và nhiều giải pháp truyền thông khác, Advantech đang dần biến hạ tầng Industry 4.0 thành hiện thực. Hãng có ba chiến lược tiếp cận Industry 4.0 chính. Đầu tiên là việc thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất được kết nối với nhau và thông tin tới hệ thống, qua đó, việc mô hình hóa dữ liệu cũng được thực hiện. Trong giai đoạn thứ hai, các tác vụ thu thập và tích hợp dữ liệu, cũng như các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng được giới thiệu cho các ngành sản xuất thông minh. Giai đoạn cuối cùng là đưa máy móc thông minh và hệ thống phân tích dữ liệu lớn vào hoạt động. 

Để đạt được những mục tiêu này, Advantech đưa ra khái niệm iFactories và iMachinery để thúc đẩy sự chuyển đổi sang sản xuất thông minh. Các giải pháp nhà máy thông minh được Advantech đưa ra là: Tự động hóa máy móc nhà xưởng; Giám sát & tối ưu hóa thiết bị; Giám sát & bảo trì máy móc; Tích hợp MES và khả năng truy nguyên sản xuất; Hệ thống quản lý năng lượng nhà máy; Giám sát môi trường và quản lý cơ sở. Các giải pháp này đều hướng đến việc tích hợp điện toán đám mây vào sản xuất- kết hợp Công nghệ thông tin với Công nghệ vận hành.
Tự động hóa máy móc nhà xưởng
Sử dụng hệ thống máy móc tích hợp modules thị giác máy và điều khiển truyền động, cùng các trang thiết bị như Robotics và AGVs (Automated Guide Vehicles) có thể giảm thiểu chi phí nhân công, đem đến khả năng vận hành sản xuất thông suốt. Hệ thống bao gồm:
  • Modules tự động kiểm tra sản phẩm
  • Cánh tay robo 
  • Hệ thống tự động lắp ráp linh kiện (electric, pneumatic, hydraulic) 
  • Nền tảng vận hành tương tác (ESD, ESOP) 
Giám sát máy móc và dự báo yêu cầu bảo trì bảo dưỡng
Cảm biến có thể được sử dụng để liên tục theo dõi thiết bị trong các dây chuyền sản xuất thiết yếu. Dữ liệu tình trạng sản xuất như tần số, thời gian, nhiệt độ hoạt động, thông số áp suất dầu được thu thập vào máy tính công nghiệp và truyền đi trong thời gian thực lên các đám mây, từ đó, thông qua việc phân tích sẽ giúp tự động đưa ra yêu cầu bảo trì bảo dưỡng, tránh việc máy móc dừng hoạt động đột ngột trong quá trình sản xuất. Từ đó nâng cao hiệu năng hoạt động của cả hệ thống.

Giám sát trang thiết bị và tối ưu hóa
Dây chuyền sản xuất được tích hợp các hệ thống nhận diện tự động như AOI, ATE và các thiết bị phát hiện hình ảnh, nhằm tăng cường khả năng kiểm lỗi và tăng chất lượng sản phẩm thông qua các hệ thống:
  • Giám sát thời gian thực hiệu quả hoạt động sản xuất, tỉ trọng, chất lượng và tỉ lệ thành công của dây chuyền sản xuất.
  • Quản lý tính khả dụng của trang thiết bị
  • Nền tảng sản xuất thông mình (SMT. DIP & Testing)
  • Hệ thống quán lý thiết bị đóng tem
Tích hợp hệ thống MES và khả năng truy suất nguồn gốc sản xuất
Hệ thống ra quyết định sản xuất MES có thể thu thập dữ liệu sản xuất động, tối ưu hóa phân phối sản xuất, đạt được mức sản xuất tiên tiến và theo dõi quá trình sản xuất sản phẩm. Hơn nữa, thông tin quy trình sản xuất này có thể được theo dõi từ xa qua:
  • Bảng hiển thị thông tin sản xuất điện tử tại chỗ
  • Hệ thống cảnh báo bất thường
  • Lập kế hoạch sản xuất thông minh
  • Nền tảng công nghệ vận hành tương tác
Giám sát môi trường sản xuất nhà xưởng
Với công nghệ IoT, hệ thống kiểm tra độ an toàn nhà xưởng có thể giám sát bụi, gas, CO2, nước và một số vật liệu độc hại khác để tối ưu hoạt động nhà xưởng và dảm bảo chất lượng môi trường. Giám sát chất lượng môi trường và hệ thống điều khiển (chất lượng không khí, CO2, nhiệt độ và độ ẩm). Giám sát năng lượng gas và dầu diesel, giám sát dòng chảy nhiên liệu, giám sát môi trường trong phòng lưu trữ độc hại và hệ thống theo dõi khí đốt dễ cháy

Quản lý năng lượng tiêu hao trong nhà xưởng

Thông qua công nghệ IoT, hệ thống EMS nhà xưởng đem lại sự tối ưu về năng lượng truyền tải, giảm thiểu CO2 và chi phí vận hành nhà xưởng. Bao gồm: Hệ thống hiển thị mức độ tiêu hao năng lượng từ điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng, máy nén khí và hệ thống thông gió phục hồi nhiệt, hệ thống giám sát năng lượng tái tạo và năng lượng khí đốt.

Để có thông tin thêm về các sản phẩm/ giải pháp hướng công nghiệp 4.0 của Advantech. Kính mời quý khách hàng liên hệ Tel: 038.8888.264 và Email: tung.phan@maytinh365.com. Xin cám ơn!

Share this:

Post a Comment