Sự khác biệt giữa vi xử lý Xeon và Core i7 khi xây dựng cấu hình máy tính công nghiệp
Khi xây dựng cấu hình máy tính công nghiệp hiệu năng cao cho việc biên tập phim, xử lý ảnh, đồ họa hay làm máy trạm, server... ta thường lựa chọn các bộ vi xử lý Xeon hoặc Core i7. Hãy cùng chỉ ra sự khác nhau giữa hai dòng CPU này cũng như ưu, nhược điểm của chúng!
Đọc thêm:
Danh sách mã linh kiện máy tính công nghiệp Advantech
Máy tính công nghiệp chính hãng Advantech, CO CQ Taiwan
GPU Server Advantech với dòng Intel Xeon Scalable CPU
Máy tính công nghiệp Deep Learning hiệu năng cao với CPU Core i7 - Xeon
Ưu điểm của CPU Intel Core i7/i5
Vậy dòng CPU nào là tối ưu so với nhu cầu của bạn? Câu trả lời là còn tùy vào ứng dụng bạn cần và số tiền mà bạn có thể đầu tư. Nếu dùng để chơi game và chạy các tác vụ văn phòng, tốc độ xung nhịp là quan trọng và CPU i7 và i5 sẽ là các lựa chọn tốt. Nếu bạn muốn có một workstation để vẽ CAD, biên tập phim 4K và render 3D thì CPU Xeons với ECC RAM, bộ nhớ đệm lớn và nhiều nhân CPUs sẽ làm bạn hài lòng ngay lập tức.
Đọc thêm:
Danh sách mã linh kiện máy tính công nghiệp Advantech
Máy tính công nghiệp chính hãng Advantech, CO CQ Taiwan
GPU Server Advantech với dòng Intel Xeon Scalable CPU
Máy tính công nghiệp Deep Learning hiệu năng cao với CPU Core i7 - Xeon
Ưu điểm của CPU Intel Core i7/i5
- Ép xung: CPU i5 và i7 được thiết kế để ép xung, nghĩa là chúng có thể chạy ở mức xung nhịp cao hơn bình thường bằng cách thay đổi điện áp nhờ tùy chỉnh BIOS. Điều này đem lại sức mạnh xử lý nâng cao, tăng giá trị sử dụng một cách linh hoạt mà Xeons không làm được
- GHz trên mỗi dollar: Là chỉ số tốc độ Gigahertz trên số tiền bỏ ra, dòng 2011 và 1150 i7 luôn dẫn đầu chỉ số này, khiến chúng trở này dòng chip đáng mua nhất cho các ứng dụng đơn luồng. Ví dụ, chip core i7-4790 4 nhân chạy ở 3.6GHz có giá tầm $300 trong khi chip 4 nhân Xeon chạy ở xung nhịp đó sẽ đắt hơn ít nhất là $50.
- Xử lý đồ họa tích hợp: Vi xử lý i7 và i5 được tích hợp khả năng xử lý đồ họa, trong khi máy tính Xeons không thể được lên cấu hình mà thiếu card đồ họa rời được. On board graphics đôi khi rất tiện lợi cho các ứng dụng văn phòng, giáo dục...
Ưu điểm của
CPU Intel Xeon
- Bộ nhớ đệm L3 cache: Bộ nhớ đệm giúp CPU tăng tốc độ xử lý trong một số ứng dụng. Hầu hết vi xử lý Xeon có bộ nhớ đệm L3 từ 15-30Mb, gần gấp đôi so với các dòng chip i7 cùng đời. Dung lượng cache lớn là một lý do tại sao Xeon có hiệu năng cao hơn rất nhiều trong các ứng dụng máy trạm.
- Hỗ trợ Error Checking and Correction (ECC) RAM: Phát hiện và sửa lỗi sớm các trường hợp corrupt dữ liệu, từ đó đem lại sự ổn định của cả hệ thống. Trên thị trường chỉ có Xeon hỗ trợ ECC RAM.
- Nhiều nhân hơn: Nếu ứng dụng đòi hỏi vi xử lý càng nhiều nhân càng tốt, Xeon sẽ là lựa chọn tối ưu. Xeon v3 có thể có 12 nhân (lên tới 24 nhân với công nghệ siêu phân luồng) trong khi chip i7 đời mới Haswell-E i7-5960X chỉ có 8 nhân. Xeon rất thích hợp cho nhu cầu tùy chỉnh nhiều nhân cpu.
- Độ bền: Vi xử lý Xeon được đảm bảo để đảm đương các ứng dụng tải nặng, có tính chất liên tục ngày qua ngày. Với máy trạm, Xeons có độ bền cao hơn hẳn các chip i7 tương đương.
- Công nghệ siêu phân luồng với mức giá thấp hơn: Hầu hết vi xử lý Xeon có mức giá cao hơn hẳn các dòng chip khác. Tuy nhiên với các ứng dụng yêu cầu nhiều nhân, khả năng nhân đôi số nhân thực bằng các nhân ảo của công nghệ siêu phân luồng lại rất đáng giá. Điều này các chip i5 không làm được. Một số ý kiến cho rằng về tiêu chí này, CPU Xeon có giá thành mỗi nhân thấp hơn hẳn dòng Core i.
Tóm lại
Vậy dòng CPU nào là tối ưu so với nhu cầu của bạn? Câu trả lời là còn tùy vào ứng dụng bạn cần và số tiền mà bạn có thể đầu tư. Nếu dùng để chơi game và chạy các tác vụ văn phòng, tốc độ xung nhịp là quan trọng và CPU i7 và i5 sẽ là các lựa chọn tốt. Nếu bạn muốn có một workstation để vẽ CAD, biên tập phim 4K và render 3D thì CPU Xeons với ECC RAM, bộ nhớ đệm lớn và nhiều nhân CPUs sẽ làm bạn hài lòng ngay lập tức.
Post a Comment